Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Dự án thép tỷ đô ở Dung Quất chính thức phá sản

-– Dự án thép tỷ đô ở Dung Quất chính thức phá sản (Đất Việt)-

Tập đoàn E-United, chủ đầu tư của dự án thép Guang Lian, đã chính thức có văn bản thông báo việc không thể thu xếp tài chính cho dự án.
Thông tin trên được báo Đầu tư dẫn nguồn từ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) cho biết. Theo Ban Quản lý, trước mắt sẽ chấm dứt thực hiện dự án. Ban Quản lý sẽ hỏi ý kiến các bộ, ngành để tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc thu hồi dự án này.
Như vậy, dự án thép Guang Lian đã chính thức phá sản dù các thủ tục cuối cùng vẫn chưa được thực hiện.

Du an thep ty do o Dung Quat chinh thuc pha san
Dự án thép Guang Lian đã bị phá sản

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2006, dự án thép Guang Lian có số phận khá long đong. Khởi đầu dự án này do Công ty Tycoons của Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất với công suất dự kiến 5 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Không lâu sau đó, dự án có thêm nhà đầu tư mới là Công ty E-United. Hai nhà đầu tư đến từ Đài Loan này nâng vốn cam kết của dự án lên 3,3 tỷ USD nhưng vẫn giữ công suất như cũ và đổi tên thành dự án Nhà máy Thép Guang Lian. Theo giấy phép đầu tư, E-United trở thành nhà đầu tư chính nắm quyền chi phối dự án với tỷ lệ vốn góp lên đến 90%, Tycoons chỉ góp 10%.

Năm 2011, hai nhà đầu tư tiếp tục xin điều chỉnh quy mô công suất nhà máy từ 5 triệu tấn lên 7 triệu tấn thép/năm; đồng thời vốn đầu tư cũng tăng lên thành 4,5 tỷ USD. Đề xuất này của nhà đầu tư đã được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc nhưng Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất chưa cấp lại giấy chứng nhận đầu tư vì nhà đầu tư chưa chứng minh được khả năng thu xếp vốn cho dự án.

Mất một khoảng thời gian khá dài, việc thu xếp vốn của E-United gần như bế tắc thì đầu năm 2012, dự án này được tập đoàn JFE (Nhật Bản) “để mắt” tới. JFE được đánh giá là tập đoàn sản xuất thép lớn trên thế giới, có năng lực tài chính, công nghệ, và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thép.

Tháng 4/2012, tập đoàn JFE cùng E-United đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác; theo đó JFE sẽ nghiên cứu tính khả thi của dự án, xác nhận các vấn đề liên quan đến thiết bị, sản phẩm, cơ sở hạ tầng, điều kiện ưu đãi đầu tư... trước khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, sau khoảng hai năm nghiên cứu, đến tháng 9/2014 JFE chính thức thông báo không tham gia đầu tư vào dự án.

Sau khi Tập đoàn JFE (Nhật Bản) tuyên bố dừng xem xét đầu tư vào dự án thép Guang Lian, nhà đầu tư lớn còn lại là E-United đã đề nghị điều chỉnh giảm vốn dự án này xuống còn 2 tỷ USD Mỹ.

Việc điều chỉnh xin giảm vốn này của tập đoàn E-United cũng đồng thời làm thay đổi sản phẩm thép làm ra. Nhà đầu tư đề xuất sẽ sản xuất thép tấm thay vì là thép kỹ thuật cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư giảm được nguồn vốn đầu tư.

Số phận của dự án thép Guang Lian đã nối dài thêm danh sách các dự án thép bị phá sản ở Việt Nam. Trước dự án này còn có dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) với số vốn lên tới 9,8 tỷ USD bị phá sản năm 2008; dự án Nhà máy Liên hợp gang thép Vạn Lợi ở Hà Tĩnh bị chấm dứt vào tháng 5/2015... Ngoài ra, còn nhiều dự án thép đang dậm chân tại chỗ.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong thời gian qua, Nhà nước để cho các địa phương được quyền chủ động cấp phép đầu tư rất nhiều mà không có quy hoạch tổng thể chung của cả nước được thực hiện nghiêm khắc. Cũng có những ngành, lĩnh vực có quy hoạch phát triển nhưng quy hoạch đó bị phá vỡ rất dễ dàng.

"Ví dụ, quy hoạch ở tỉnh A, tỉnh B không có dự án thép nhưng khi doanh nghiệp muốn làm ở đó thì địa phương lại ủng hộ cho doanh nghiệp làm để được tiếng là có dự án to. Địa phương, doanh nghiệp xin thì Trung ương lại "gật". Hiệp hội Thép đã hiều lầm cho rằng Nhà nước cấp quá nhiều dự án thép nhưng tiếng nói của Hiệp hội có bao giờ được coi trọng?!", bà Lan bức xúc trao đổi trên Đất Việt.



Chưa yên tâm về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NLĐ). - Nhà máy lọc dầu Dung Quất dừng hoạt động hơn 1 tuần (TN). – Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng sản xuất (ND).
-Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động trở lại vào 17/8
Nhà máy lọc dầu Dung Quất dừng hoạt động khoảng một tuần để xử lý sự cố ở phân xưởng Cracking xúc tác.
VnExpress đưa tin, sáng nay, Tổ hợp nhà thầu Technip cùng Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn thống nhất phương án dừng hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng một tuần để xử lý sự cố ở phân xưởng Cracking xúc tác.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý nhà máy) cho biết dự kiến ngày 17/8 nhà máy sẽ vận hành trở lại. 


Theo ông Giang, trong một tuần dừng hoạt động, các chuyên gia của Technip cùng kỹ sư, công nhân của Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn tập trung khắc phục lỗi kỹ thuật liên quan đến khớp nối giãn nở nhiệt trên đường xả khí CO thuộc thiết bị CO-BOILER của phân xưởng RFCC. Theo đó, phía Technip sẽ đặt mua thiết bị, phụ tùng liên quan đưa từ Nhật Bản về bằng đường hàng không để thay thế thiết bị hỏng hóc.

Trục trặc này được các chuyên gia phát hiện vào ngày 5/8. Hiện các chuyên gia của Technip đến từ các nước Nhật Bản, Pháp, Italy... đã có mặt tại nhà máy để kiểm tra, khắc phục sự cố.

"Công ty cũng đã thông báo lỗi kỹ thuật này đến với các đầu mối tiêu thụ xăng dầu trong nước để có phương án tính toán dự trữ, nhập khẩu bù phần thiếu hụt trong kế hoạch cung cấp nhiên liệu của nhà máy lọc dầu Dung Quất", ông Giang nói. Tuy nhiên ông cũng cho biết kho dự trữ xăng dầu của các đầu mối vẫn đảm bảo cung ứng cho thị trường trong nước trong thời gian nhà máy tạm dừng. 

Petrolimex, PV Oil và Saigon Petro cũng đang lên kế hoạch tìm nguồn hàng ở Singapore, Hàn Quốc, Trung Đông thay thế khi nguồn cung từ Dung Quất bất ngờ đứt đoạn. Các doanh nghiệp cho rằng, nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động ngoài kế hoạch dù có khó khăn nhưng vẫn kiểm soát được.
*******************


- - Vì sao Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tạm dừng sản xuất? (Petrotimes).
(Petrotimes) - Ngày 8/8, Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý NMLD Dung Quất) và tổ hợp nhà thầu Technip đã quyết định tạm dừng sản xuất để xử lý khắc phục sự cố kỹ thuật ở phân xưởng công nghệ Cracking xúc tác (RFCC) - phân xưởng công nghệ quan trọng nhất của NMLD Dung Quất.


NMLD Dung Quất - công trình trọng điểm Quốc gia, được Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai thực hiện tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, có công suất 6,5 triệu tấn/năm.
Sản phẩm chính của Nhà máy gồm: khí LPG, Propylen, xăng A95, xăng A92, dầu hỏa, xăng máy bay phản lực Jet A1, diesel (DO), dầu (FO) và hạt nhựa Polypropylen. Sản lượng xăng dầu do Nhà máy sản xuất chiếm khoảng 30% thị trường trong nước.
Phân xưởng Cracking xúc tác (RFCC) – Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
NMLD Dung Quất hiện đang trong giai đoạn bảo hành nên chủ đầu tư xác định ưu tiên hàng đầu là phải khắc phục triệt để và tin cậy các điểm tồn tại kỹ thuật trước khi ký nghiệm thu và bàn giao toàn bộ công trình lần cuối (FA) vào cuối năm nay.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn cho biết: "Quá trình vận hành liên tục ở công suất 100% suốt thời gian 1 tháng vừa qua (từ 8/7 đến 8/8/2012) đã chứng minh rõ ràng rằng, các vấn đề kỹ thuật chính đã được nhà thầu Technip xử lý khắc phục triệt để, đạt chất lượng về yêu cầu kỹ thuật, ngoại trừ một điểm liên quan đến khớp nối giãn nở nhiệt trên đường xả khí CO của phân xưởng Cracking xúc tác. Đây là một trong các điểm tồn tại kỹ thuật mà chủ đầu tư đã xác định được từ giai đoạn đầu vận hành Nhà máy và đã yêu cầu nhà thầu Technip xử lý thay thế thiết bị này. Tuy nhiên, sau 1 tháng vận hành, các chuyên gia phát hiện ra vẫn còn trục trặc ở khớp nối giãn nở nhiệt. Vì vậy, để xử lý triệt để tồn tại kỹ thuật này, nhà thầu Technip đã thống nhất với chủ đầu tư tạm dừng Nhà máy để khắc phục. Toàn bộ chi phí xử lý lỗi kỹ thuật này sẽ do tổ hợp nhà thầu Technip chịu trách nhiệm".
Việc vận hành máy móc được tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật.
Trước những thông tin báo chí đưa chưa đầy đủ và thiếu chính xác về việc nhà máy "trục trặc kỹ thuật" do vận hành quá tải và các lỗi kỹ thuật nằm ngoài kế hoạch dự tính, cũng như những thông tin cảnh báo về các "nguy cơ"..., ông Nguyễn Hoài Giang khẳng định: "Việc vận hành nhà máy được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình kỹ thuật và các vấn đề kỹ thuật hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát. Lỗi kỹ thuật tại phân xưởng RFCC đã được chúng tôi lượng định trước, chúng tôi đã bố trí một camera và cử các cán bộ kỹ thuật trực tiếp liên tục theo dõi giám sát nên đã phát hiện sớm, ngay lập tức khi sự cố bắt đầu xảy ra".
Toàn cảnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Ông Nguyễn Hoài Giang và một số chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại nhà máy khẳng định, với một nhà máy lọc dầu non trẻ, hệ thống máy móc khổng lồ, phức tạp như Dung Quất, các trục trặc kỹ thuật là không thể tránh khỏi, đây cũng là tình trạng chung của các nhà máy lọc dầu hiện đại khác trên thế giới. Nhà máy với hàng triệu thiết bị như Dung Quất thì việc xảy ra lỗi kỹ thuật là bình thường, hiệu chỉnh kỹ thuật trong quá trình chạy thử là cần thiết để Nhà máy có thể vận hành an toàn và hiệu quả lâu dài sau khi bàn giao.
Dự kiến Nhà máy sẽ khởi động lại vào cuối tuần tới và theo ông Nguyễn Hoài Giang: "Việc dừng Nhà máy một vài ngày sẽ không có ảnh hưởng lớn đến thị trường xăng dầu trong nước”.


- Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại dừng hoạt động (NLĐ). - Nhà máy lọc dầu Dung Quất lỗi đường xả khí CO (TT). - Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động để kiểm tra sự cố (KTĐT). - Đối thoại trực tuyến: Đầu tư và phát triển Khu kinh tế Dung Quất (CP). - Chính thức dừng vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất từ chiều nay (VnEco).


- Doanh nghiệp xăng dầu cấp tập tìm hàng thay Dung Quất (VNE).

-Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại gặp sự cố
Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động chưa đầy một tháng sau khi hoạt động trở lại.
Lỗi kỹ thuật ở nhà máy lọc dầu Dung Quất
6.000 lao động Quảng Ngãi mất việc làm
Thông tin về lần dừng hoạt động thứ 2 liên tiếp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong vòng 3 tháng qua được hãng Reuters khai thác các nguồn tin từ thị trường giao dịch năng lượng Singapore. Do nhà máy lọc dầu duy nhất đứng trước nguy cơ dừng hoạt động, phía Việt Nam đang rao bán lượng dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ.
Cùng lúc đó, các nhà nhập khẩu trong nước lại đang tìm mua gần 840.000 thùng xăng, dầu thành phẩm các loại để bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Thời gian đóng cửa nhà máy, được nguồn tin của Reuters dự kiến là 2 tuần. Tuy nhiên, hãng tin này chưa nhận được xác nhận chính thức từ phía lãnh đạo nhà máy.
Nh my lọc dầu Dung Quất mới hoạt động trở lại từ đầu thng 7. Ảnh: Tr Tn Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới hoạt động trở lại từ đầu tháng 7. Ảnh: Trí Tín

Nhiều chuyên gia, kỹ sư, của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho VnExpressbiết phân xưởng Cracking xúc tác (Unit 15) - được coi là "trái tim" của nhà máy - đang gặp sự cố kỹ thuật phải tạm dừng hoạt động hai ngày qua.
Nguyên nhân ban đầu được các chuyên gia đưa ra là nhà máy mới khởi động trở lại nhưng đã vận hành ngay với công suất 100% khiến thiết bị CO-BOILER tại phân xưởng Cracking xúc tác bị nứt. Do vậy phân xưởng quan trọng này phải tạm dừng để khắc phục bằng cách hàn gắn thì mới có thể vận hành trở lại được.
Hiện phía nhà thầu Technip đã huy động chuyên gia từ Nhật Bản sang Việt Nam để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố bể đường ống của thiết bị CO-BOILER, phân xưởng Cracking xúc tác. Hiện phân xưởng này đã tạm dừng hoạt động, trong khi các phân xưởng khác hoạt động cầm chừng khoảng 60% công suất.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress.net sáng 7/8, Tổng giám đốc Công ty lọc - hóa dầu Bình Sơn - Nguyễn Hoài Giang vẫn khẳng định: "Nhà máy lọc dầu Dung Quất không có vấn đề gì". Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn là đơn vị quản lý nhà máy.
Một nguồn tin khác cho biết lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đang lo ngại, nếu nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp tục "trục trặc kỹ thuật" từ nay đến cuối năm thì tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh khó đạt theo chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra với mức 10-11% trong năm nay.
Trước đó, từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7, nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã dừng hoạt động để xử lý các lỗi kỹ thuật trước khi nghiệm thu lần cuối và bàn giao vào cuối năm nay. Theo đó, các chuyên gia của Tổ hợp nhà thầu Technip phối hợp cùng kỹ sư, công nhân của Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn đã xử lý dứt điểm 4 lỗi kỹ thuật lớn và vài chục lỗi nhỏ tại các phân xưởng công nghệ. Trong đó, các lỗi kỹ thuật lớn tập trung ở phân xưởng công nghệ Cracking xúc tác (RFCC) - phân xưởng công nghệ quan trọng nhất của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau khi vận hành trở lại đạt 100% trong suốt một tháng qua, hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất gặp sự cố kỹ thuật (nằm ngoài kế hoạch dự tính của công ty).
Trên thị trường năng lượng quốc tế, thông tin về việc Việt Nam bất ngờ cần thêm nguồn xăng dầu thành phẩm được dự báo sẽ tiếp tục hâm nóng thị trường khu vực, nhất là nhiều nhà máy lọc dầu tại các nước lân cận cũng đang tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng hoặc vì lý do kỹ thuật. Điều này cũng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô nội địa, khi các nguồn tin quốc tế cho biết Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đang chào bán 700.000 thùng, với hạn giao là tháng 9, khi thị trường năng lượng được dự báo “ấm hơn”.
Tuy vậy, cùng với việc xuất dầu thô, theo giới kinh doanh năng lượng, PV Oil cũng đang tìm mua khoảng 108.000 m3 xăng, dầu thành phẩm các loại (tương đương 680.000 thùng), được giao vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 tới. Một đầu mối nhập khẩu khác là Saigon Petro cũng đang đặt mua khoảng 160.000 thùng các loại và dự kiện nhập cảng vào cuối tháng 8.
@-Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại gặp sự cố
–  - “Bí mật” ở nhà máy lọc dầu Dung Quất (TP). - “Không có chuyện” nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động (VnEco).

-Nói vậy mà không phải vậy! (NVP)

+ Trong những tháng đầu năm nay, người ta thường nghe các nhà phân tích nhấn mạnh sức mua yếu kém của thị trường như một dẫn chứng cho tình hình khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhận định về sức mua như thế thường không được hỗ trợ bằng số liệu nào cả.
Nay trong thống kê tình hình kinh tế sáu tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê chính thức đưa ra những con số liên quan: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,5%. Cụ thể hơn, kinh doanh thương nghiệp tăng 18,9%; khách sạn nhà hàng tăng 20,2%; dịch vụ tăng 22,3%; du lịch tăng 26,6%.
Như thế sức mua của thị trường nhìn chung đâu có giảm sút, thậm chí còn tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Ở một ví dụ khác, chúng ta cũng thường đọc trên báo chí hay nghe các doanh nghiệp phát biểu về những khó khăn gay gắt của họ, nhiều trường hợp đóng cửa, nhiều trường hợp khác phải thu gọn quy mô sản xuất. Chắc chắn với đại đa số không hề có chuyện đầu tư mở rộng.
Thế nhưng lý giải làm sao đây khi Tổng cục Thống kê cho biết sáu tháng đầu năm, đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước! Nếu biết rằng tín dụng sáu tháng đầu năm chỉ tăng 0,76%, một mức tăng không đáng kể thì làm sao lý giải khu vực tư nhân lấy vốn từ đâu để tăng 18,1%? Lưu ý là cả hai con số, mức tăng hàng hóa bán lẻ và đầu tư tư nhân trong sáu tháng đầu năm 2012 đều cao hơn mức tăng của các lãnh vực này trong năm 2011.
Ở đây có hai khả năng xảy ra: một là con số của Tổng cục Thống kê đưa ra không chính xác; hai là các nhận định trước đó trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ đúng với một số trường hợp và sai với toàn bộ nền kinh tế. Không có cách gì để khẳng định khả năng nào đúng. Trước mắt, có lẽ tất cả chúng ta đều phải dè dặt trước mọi con số hay mọi phản ánh mang tính khái quát hóa vội vàng.

*                   *                   *
+ Trong khi tính chính xác của các con số chưa được minh định rõ ràng, sức mua đã cạn kiệt của người dân được đem ra để giải thích cho hiện tượng chỉ số giá tiêu dùng giảm liên tiếp trong hai tháng qua.
Kể cũng lạ, trước đây có những chuyên gia kinh tế phân tích chi li cái hại của lạm phát lên nền kinh tế, nhất là lên mức sống của người dân nghèo bởi họ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi giá cả tăng cao. Nay cũng những chuyên gia này lại cảnh báo tình trạng giảm phát sẽ “bất lợi cho những người sống chỉ dựa vào nguồn thu nhập cố định”!
Với lạm phát, tâm lý thị trường còn quan trọng hơn cả con số. Tâm lý kỳ vọng chỉ số giá cả tăng cao vẫn còn rất mạnh, người tiêu dùng vẫn còn bị ám ảnh bởi khả năng giá sẽ lên nữa. Vì thế, có lẽ cần bình tĩnh để thấy nói đến nỗi lo giảm phát hiện nay là quá sớm. CPI giảm chủ yếu do giá lương thực và năng lượng giảm; nếu hai yếu tố này quay đầu tăng trở lại, lạm phát vẫn sẽ là nỗi lo lớn chứ không phải là giảm phát.

*                   *                   *


+ Có những quy định không ai biết vì sao được sinh ra nhưng vẫn tồn tại dai dẳng, bất kể những hệ lụy to lớn chúng gây ra. Cộng đồng doanh nghiệp từng kiến nghị dai dẳng về chuyện không được chi quá 10% tổng chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi bởi họ cho rằng áp đặt một mức trần như thế không có ý nghĩa gì cả ngoài việc trói chân trói tay doanh nghiệp. Ngày xưa lúc Việt Nammới mở cửa, quy định như thế là nhằm ràng buộc các tập đoàn đa quốc gia thường mạnh tay chi tiền quảng bá lúc mới thâm nhập thị trường, giúp các doanh nghiệp non trẻ trong nước cạnh tranh ngang sức hơn. Thật ra, mức trần này không hề là rào cản với các tập đoàn này bởi họ phân bổ chi phí quảng cáo cho một chi nhánh nào đó ở nước ngoài trong khi một doanh nghiệp trong nước mới ra đời, muốn chi mạnh để tìm chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng cũng đành chịu.
Đọc quảng cáo của một hãng chuyên bán điện thoại di động, rằng nếu mua chiếc điện thoại X với giá 8,6 triệu, khách hàng sẽ được tặng quà khuyến mãi trị giá lên đến 6,8 triệu, người tinh ý sẽ biết hãng này làm sai quy định. Bởi theo luật, giá trị hàng hóa dùng để khuyến mãi không vượt quá 50% giá của hàng hóa đem bán trong khi tỷ lệ ở đây là 79%!
Hay chuyện báo in không được quảng cáo quá 10% diện tích cũng là một quy định phi lý đã tồn tại từ rất lâu. Lúc đó, các báo đều do Nhà nước bao cấp, giá bán rất thấp, số trang cố định. Người ta suy nghĩ nếu báo cứ đăng quảng cáo hết thì lấy diện tích đâu để đăng tin, bài, ảnh hưởng đến chức năng tuyên truyền của báo chí, làm lãng phí ngân sách nhà nước. Quy định như thế xem ra hợp lý. Nhưng nay đa phần các báo tự chủ tài chính, lời ăn lỗ chịu, nếu cứ quảng cáo nhiều, không có nội dung thì bạn đọc không mua, không biết vì sao vẫn quy định, can thiệp vào tỷ lệ quảng cáo một cách máy móc. Từ đó mới hình thành cách trình bày báo rất đặc trưng cho Việt Namlà mọi quảng cáo dồn vào một tập – việc đầu tiên nhiều người đọc báo làm là tách nó ra và quẳng vào sọt rác – một sự lãng phí ghê gớm.
Điều đáng nói là những quy định bất hợp lý nói trên ít khi được thực thi đến nơi đến chốn nên chuyện vi phạm vẫn diễn ra thường xuyên, chỉ khi cần mới có chuyện phạt vạ.

-Mỹ và Úc tư vấn quy hoạch tỉnh Quảng Ninh (Sgtt)-
 - Tái cấu trúc doanh nghiệp: Từ thất bại đến thành công(VnMedia).
- Giá xăng tại Singapore tăng mạnh, trong nước có điều chỉnh? (VnEco).
- 7 tháng, EVN mua của Trung Quốc gần 1,6 tỷ KWh điện (VnEco).
- Sắp ban hành Đề án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (KTĐT). - Sắp ban hành đề án cứu doanh nghiệp (DV). - 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với DN vừa và nhỏ (Infonet).
- Gần 1.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại (VNE). - Gần 47.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng (CP).
- “Đây chính là lúc dồn nguồn lực để nuôi ý chí” (VnEco).
- Điện, xăng tăng giá không ảnh hưởng tới việc “cứu” doanh nghiệp? (DT). - Khổ vì giá nhiên liệu (ĐĐK).
- Chào giá, định giá – Một tay EVN (ĐĐK). - Hiểu đúng về việc tăng giá năng lượng (Petrotimes). - Tăng giá điện, xăng, gas liên tiếp là theo cơ chế thị trường  (SGTT).
Nhiều công trình điện thuộc EVN, PVN không thể triển khai do thiếu vốn
Theo Bộ Xây dựng, những vướng mắc lớn trong đền bù, giải phóng mặt bằng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các công trình giao thông.

7 tháng, EVN mua của Trung Quốc gần 1,6 tỷ KWh điện
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo kết quả sản xuất - kinh doanh trong tháng 7/2012.

- Xây cảng tỷ đô: Cẩn thận kẻo con cháu phải è cổ trả nợ (VTC).
- Giá vàng tăng 100.000 đồng/lượng (VOV). - Giá vàng vọt lên mức kỷ lục trong 3 tháng (DT). - Giá vàng loay hoay tìm hướng đi (VNE).
- Phân bổ 70 nghìn tấn đường nhập theo hạn ngạch (VnEco). - Chưa được đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường (Infonet).
- Nói vậy mà không phải vậy!    –   (Nguyễn Vạn Phú).
- Trần Vinh Dự: Lựa Chọn và Nghịch Lý của Lựa Chọn (phần 1) (VOA’s blog).
- Tìm giải pháp thay thế mua tạm trữ gạo (RFA).
- Thế chấp… heo để được vay vốn (ĐV).
- Không tăng thuế XK gỗ băm dăm: Quyết sách đúng!. - Đại gia bản Mạ (NNVN).
- Doanh nghiệp Việt Nam “tin” Mỹ hơn Trung Quốc (VnEco).
- Giám đốc công ty nhà nước chiếm đất trái phép (TN). - Mở rộng, làm sâu sắc quan hệ kinh tế Mỹ-Việt Nam (TTXVN).  - Đề nghị Hoa Kỳ sớm gỡ bỏ rào cản thương mại (TT). -  Khởi động đàm phán FTA Việt Nam – Hàn Quốc (ND).
-  Đôn đáo chạy chỉ tiêu huy động vốn  (TP). - Hơn 70% khách hàng vay được lãi suất 10-15% (TT). - Gần 30% khoản vay cũ chịu lãi suất trên 15%/năm (NLĐ). –  Bắt giam nguyên giám đốc ngân hàng (PLTP)
- Chứng khoán: Thoái vốn hay “thoát xác”? (LĐ).   – Lộ trình ba năm thoái vốn đầu tư ngoài ngành (TT). - Những cổ phiếu gây “sốc” trong tháng 7 (VnEco).
- “CPI âm không là cái cớ tăng giá xăng dầu”(NLĐ).  -  Giải pháp ổn định thị trường sau khi gas và xăng tăng giá (Tin tức).
-  Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp – cần quyết liệt triển khai (Tin tức). - Gần 21.000 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh (VOV).
- 25 triệu cổ phần của đại gia Diệu Hiền bị ‘mắc kẹt’  (NĐT). - Nghịch lý cá tra ở ĐBSCL: Giá tăng, dân vẫn bỏ nghề (LĐ).  =>
- Xuất khẩu gạo: Dẫn đầu làm gì! (NLĐ). - Xin thế chấp… heo (!)(LĐ). –  Cà phê thiệt hại ngàn tỷ vì hái non (TP).
-  Xuất nhập khẩu đều giảm (TN). - HAGL xin nhập khẩu hơn 100.000 tấn đường (TP).- Hà Nội có liên minh sàn bất động sản đầu tiên (VnEco).
Tình nguyện viên Nhật tại các doanh nghiệp Việt (TN).
- Có khoảng 40 công ty kiểu “Mua bán 24” đang tồn tại (Tổ Quốc).  - “Choáng” với những lỗ hổng pháp lý trong thương mại điện tử (NĐT).  -  Sai phạm của AFCA là nghiêm trọng (TN).  -  Thêm nhiều người mất tiền mua gian hàng ảo.
- Hà Nội: Khởi tố bị can, tạm giam các đối tượng cầm đầu Muaban24 (DT).  - Số tiền nộp vào Muaban24 lên tới 600 tỷ đồng (Infonet).  - Mua hàng online và bí quyết để không bị lừa (DV).- Khởi tố điều tra vụ án “chiếm đoạt tài sản” tại Muaban24 Hưng Yên (DT). - Vĩ thanh buồn sau khi cơn lốc Muaban24 quét qua (DT).
- Bắt giam nguyên Giám đốc Cty Tài chính cao su (NNVN).
- Hội chống gian lận thương mại TP HCM nhiều sai phạm (VNE).
- Giảm trừ gia cảnh theo lạm phát, người dân vẫn thiệt (Infonet).
- Tạm giữ 9 người Trung Quốc trong một vụ buôn lậu xăng  (SGTT). - Chiêu mua tôm hùm ‘tai quái’ của thương lái Trung Quốc (VTC).  - Gỡ ‘bẫy’ của thương lái Trung Quốc(ĐV).
- Thị trường nước mắm đang nhiễu thông tin (SGTT).
- Nông dân lại ngồi vào “canh bạc” khoai lang (SGTT).


"Behavioral economics" thất bại? Powerful Shaper of U.S. Rules Quits, With Critics in Wake (NYT 5-8-12) -- Cass Sunstein từ chức


Tổng số lượt xem trang